Đề xuất một số hoạt động cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên
1. Đặt vấn đề
Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai được học nhiều nhất và là ngôn ngữ chính thức của gần 60 quốc gia có chủ quyền trên toàn thế giới. Do đó, việc học tập và sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp là một trong những yêu cầu cơ bản đối với công dân toàn cầu. Trong hệ thống giáo dục Việt Nam, tiếng Anh từ lâu là môn học bắt buộc ở tất cả các cấp học, bao gồm giáo dục đại học.
Theo Bygate M. (1987), kỹ năng nói là một trong những kỹ năng mang tính phản xạ giúp người học bày tỏ được được suy nghĩ, mong muốn và cảm xúc của mình thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ với người nghe(1). Byrne (1986) cho rằng, nói chính là quá trình hai chiều giữa người nói và người nghe liên quan đến kỹ năng tiếp nhận và thực hành, trong đó người nói mã hoá thông tin được truyền tải theo một ngôn ngữ phù hợp trong khi người nghe giải mã thông tin đó(2). Các ngữ cảnh giúp người nói chuyển tải ý kiến của mình một cách tự nhiên. Đó không chỉ là những ngữ cảnh trang trọng mà còn là những ngữ cảnh đời thường như giao tiếp ở nhà thờ, thư viện hay nơi làm việc(3). Sonca V. (2020) cho rằng, giao tiếp bằng cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đều đóng góp cho sự hiệu quả của kỹ năng nói(4). phương pháp dạy của giảng viên có ảnh hưởng rất lớn đến thành công trong việc học kỹ năng nói tiếng Anh, phản ánh qua nhận thức “nói để học” và “học để nói”(5). kỹ năng nói giúp người học thực hiện được chức năng giao tiếp. kỹ năng nói cũng đóng góp tích cực cho việc củng cố kỹ năng nghe hiểu của người học đồng thời giúp họ tích luỹ được vốn từ vựng để sử dụng trong các kỹ năng khác có liên quan.
Trên thực tế, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thường gặp một số khó khăn khi giao tiếp hoặc thực hành nói tiếng Anh trên lớp, dẫn đến điểm thi nói cuối kỳ của sinh viên không cao. Điều này ảnh hưởng đến điểm tổng kết khi sinh viên thi hết học phần môn tiếng Anh. thực tế đó đã đặt ra những câu hỏi nghiên cứu sau đây:
Thực trạng kỹ năng nói của sinh viên không chuyên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kỹ năng nói của sinh viên?
Đề xuất hoạt động nói nào cho sinh viên để có hiệu quả?
2. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền với 40 sinh viên (16 nam và 24 nữ) lớp k40.35, là lớp tín chỉ gồm sinh viên của nhiều khoa, ngành học khác nhau (Xã hội học và Phát triển, Truyền thông quốc tế, Truyền thông đa phương tiện và Quay phim). Sinh viên đến từ nhiều địa phương khác nhau (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Giang, Lâm Đồng…). Sinh viên đều là sinh viên năm thứ 2, đang theo học tiếng Anh học phần 3.
Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu hành động (action research). Theo đó, tác giả tiến hành kiểm tra kỹ năng nói của sinh viên trước khi áp dụng hoạt động mới cho lớp. Bài kiểm tra được đánh giá trên 5 tiêu chí (độ trôi chảy, độ tự tin, phát âm, ngữ pháp và nội dung). Sau đó tác giả áp dụng hoạt động đóng vai theo nhóm (mỗi nhóm 5 sinh viên). Mỗi nhóm sẽ được cung cấp một chủ đề, sinh viên sẽ phân vai theo chủ đề của nhóm và lên kịch bản nói. 08 chủ đề sau sẽ được sinh viên thực hành (du lịch, môi trường, ẩm thực, y tế, giáo dục, truyền thông, luật pháp, giao thông). Ví dụ, nếu bốc được chủ đề về du lịch, thành viên trong nhóm sẽ phân vai (khách du lịch, hướng dẫn viên, nhân viên nhà hàng, khách sạn và dân địa phương). Nhóm sẽ viết kịch bản cho hội thoại và thực hành trước khi trình bày trên lớp. khi trình diễn trước lớp, giáo viên hoặc các sinh viên khác trong lớp có thể đặt câu hỏi và các thành viên trong nhóm sẽ phải phản ứng nhanh để trả lời. Để đánh giá chính xác quá trình áp dụng thủ thuật đóng vai, ngoài bài kiểm tra trước khi áp dụng hoạt động này, tác giả quan sát lớp để ghi nhận những thay đổi trong quá trình áp dụng, thiết kế bảng câu hỏi dành cho sinh viên, đồng thời có bài kiểm tra sau ba tháng áp dụng hoạt động trên.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thực trạng nói tiếng Anh của sinh viên
- Đánh giá mức độ khó của kỹ năng nói so với ba kỹ năng còn lại khi học tiếng Anh của sinh viên.
Theo khảo sát có tới 40% số sinh viên cho rằng kỹ năng nói là khó nhất đối với mình, trong khi các sinh viên lại thấy dễ nhất là kỹ năng đọc (12%). Bên cạnh đó 30% số sinh viên trả lời, kỹ năng nghe cũng gây rất nhiều khó khăn cho sinh viên và 18% các phản hồi kỹ năng viết là khó. nguyên nhân khiến sinh viên đánh giá kỹ năng nói là khó nhất trong 4 kỹ năng được khảo sát bao gồm:
+ Vốn từ vựng ít dẫn đến việc sinh viên không thể diễn đạt được suy nghĩ của mình.
+ Vận dụng ngữ pháp chưa tốt do chưa phân biệt được rõ sự khác nhau giữa các thì gần nhau (ví dụ: thì hiện tại hoàn thành và quá khứ đơn hay tương lai gần của mẫu To be going to, Will và To be + V-ing).
+ Luyện tập chưa thường xuyên, tích cực. Ngoài ra, kỹ năng nói không có đáp án rõ ràng, chính xác như kỹ năng nghe và đọc nên sinh viên khó tự đánh giá bản thân. Do vậy, để đạt được sự tiến bộ, sinh viên phải đầu tư thời gian luyện tập bền bỉ và tích cực.
- Kết quả kiểm tra trước khi áp dụng thủ thuật đóng vai trong dạy nói
Sau khi thực hiện bài kiểm tra đánh giá kỹ năng nói của sinh viên, tác giả thấy đây là thực trạng đáng quan ngại vì hiện nay sinh viên đang học năm thứ 2 và là học phần 3 của môn tiếng Anh nhưng vẫn rất nhiều sinh viên tỏ ra lúng túng và không thể trình bày được bài nói của mình (28%). Gần một nửa số sinh viên chỉ có thể diễn đạt ở mức trung bình (42%). Đối với một số sinh viên khối lý luận, học phần 3 môn tiếng Anh sẽ là học phần cuối cùng trước khi thi chuẩn đầu ra môn tiếng Anh để ra trường. Một số sinh viên thuộc khối nghiệp vụ sẽ phải học thêm một học phần nữa trước khi kết thúc môn này. Như vậy thời gian học môn tiếng Anh không còn dài nhưng trước mắt sinh viên sẽ phải đối diện với kỳ thi hết học phần và kỳ thi chuẩn đầu ra môn tiếng Anh. Tác giả mong muốn các sinh viên trang bị tốt kỹ năng nói tiếng Anh, giúp sinh viên tự tin trong giao tiếp hàng ngày và tìm được công việc tốt tại các tập đoàn đa quốc gia khi ra trường.
3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nói của sinh viên
Qua khảo sát, mỗi lớp học có tới 40 sinh viên, gây khó khăn trong tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng nói. Ngoài ra, trình độ của sinh viên không đồng đều. với những sinh viên yếu, giảng viên phải dành nhiều thời gian để củng cố ngữ pháp và từ vựng, nên thời gian dành cho việc luyện nói là chưa đủ. Về phía giảng viên, giảng viên thường dùng tiếng Việt để giảng ngữ pháp cho sinh viên hoặc giao tiếp bên ngoài lớp học với sinh viên bằng tiếng Việt, gây ra ảnh hưởng nhất định đến thói quen sử dụng tiếng Anh của sinh viên. Cuối cùng, sự phân bổ thời gian trong mỗi tiết dạy chưa đồng đều. Thời lượng giảng viên dành cho việc dạy ngữ pháp, đọc hiểu, nghe hiểu chiếm tỷ trọng khá lớn nên kỹ năng nói và viết chưa được chú trọng. Cụ thể là: ngữ pháp gần 27%; đọc: 25%; nghe: 22%; nói: 12%; viết: 14%.
3.3. Đề xuất một số hoạt động cải thiện kỹ năng nói cho sinh viên
Kỹ năng nói là một trong 4 kỹ năng quan trọng khi học một ngôn ngữ mà người học không thể bỏ qua hoặc xem nhẹ. Do đó, giảng viên tiếng Anh cần quan tâm phát triển kỹ năng nói cho sinh viên, đồng thời tạo động lực để sinh viên say mê, không ngại nói. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên không chỉ cung cấp cho sinh viên những kinh nghiệm học hiệu quả mà còn cung cấp cho các em nhiều chủ đề đa dạng để luyện tập như quê hương, bạn bè, du lịch, môi trường, ẩm thực, y tế, giáo dục, truyền thông, luật pháp, giao thông… Một số hoạt động luyện nói có thể đem lại hiệu quả cao như hoạt động nhóm (group-work), hoạt động theo cặp (pair-work), trò chơi (game), thuyết trình (presentation) và đóng vai hội thoại (making conversations).
Tác giả đã lựa chọn hoạt động đóng vai để khảo sát mức độ tiến bộ đối với kỹ năng nói của sinh viên lớp k40.35 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Sau khi làm bài kiểm tra nói và trước khi áp dụng hoạt động này, tác giả tiến hành chia nhóm và phân chủ đề để luyện tập. Mỗi nhóm 5 sinh viên sẽ cùng nhau viết kịch bản cho chủ đề họ được phân công và thống nhất phân vai. Trong vòng một tuần, sinh viên viết xong kịch bản và phân vai gửi cho giảng viên duyệt. Sau khi được duyệt, sinh viên tiến hành luyện tập 01 tuần, quay video gửi cho giảng viên (video có thời lượng từ 5 đến 7 phút). Các nhóm sinh viên sẽ nhận được ba chủ đề khác nhau trong các tuần kế tiếp để luyện tập. Do quỹ thời gian hạn chế nên sau mỗi tuần nhận video của sinh viên, giáo viên thường chọn ra hai clip (01 clip tốt và 01 clip chưa tốt) để chiếu trước lớp và nhận xét để sinh viên phát huy hoặc rút kinh nghiệm. giáo viên phân bố lịch luyện tập của sinh viên như sau:
Tuần 1: Giảng viên nhận lớp
Tuần 2: Sinh viên làm bài kiểm tra trước khi áp dụng hoạt động
Tuần 3: Phân nhóm, phân chủ đề số 01
Tuần 4: Sinh viên viết kịch bản chủ đề 01, phân vai và gửi lại cho giảng viên duyệt
Tuần 5: Sinh viên luyện tập chủ đề 01 và gửi lại clips cho giảng viên
Tuần 6: Sinh viên được phân chủ đề số 02
Tuần 7: Sinh viên viết kịch bản chủ đề 02, phân vai và gửi lại cho giảng viên duyệt
Tuần 8: Sinh viên luyện tập chủ đề 02 và gửi lại clips cho giảng viên
Tuần 9: Sinh viên được phân chủ đề số 03
Tuần 10: Sinh viên viết kịch bản chủ đề 03, phân vai và gửi lại cho giảng viên duyệt
Tuần 11: Sinh viên luyện tập chủ đề 03 và gửi lại clips cho giảng viên
Tuần 12: Làm bài kiểm tra sau khi áp dụng hoạt động
Tuần 13: Nhận xét của giảng viên
3.4. Nhận xét sau khi áp dụng hoạt động đóng vai
Sinh viên mạnh dạn hơn khi trình bày bài nói của mình, phát âm to và rõ. Đặc biệt, sinh viên tích lũy được vốn từ vựng phong phú hơn, khả năng nghe tốt hơn. Trên hết, sinh viên đã tự tin, mạnh dạn hơn giao tiếp; số sinh viên thể hiện bài nói của mình ở mức khá tốt và tốt chiếm 2/3 tổng số sinh viên trong lớp. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ nhỏ thể hiện kỹ năng nói ở mức yếu (1,2%) do những sinh viên này chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa và không có nền tảng tiếng Anh cơ bản từ bậc học phổ thông. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn người học sau khi áp dụng hoạt động nói với câu hỏi “Em cảm thấy thế nào sau khi tham gia hoạt động nói cùng các bạn?”. Sinh viên Chu Hải Anh cho rằng hoạt động đóng vai giúp quá trình học không bị khô khan và sinh viên có thể tham gia thể hiện mình được nhiều hơn. Sinh viên Trịnh Mai Anh rất thích các hoạt động này vì đây là cách vừa học, vừa giải trí và không bị áp lực. Sinh viên Đặng Trung Nghĩa thì nói rằng, các hoạt động cùng với các chủ đề gần gũi với cuộc sống làm cho buổi học rất vui nhộn và hấp dẫn, khiến sinh viên thích nói tiếng Anh hơn. Hầu hết các sinh viên đều cho rằng, khi thực hành với chủ đề đầu tiên sinh viên còn khá rụt rè, bỡ ngỡ và ngại nói, ngại tham gia. Nhưng đến chủ đề thứ ba được phân công, sinh viên đã hào hứng và chủ động tham gia để có được kết quả tốt nhất.
4. Kết luận
Thực tế giảng dạy cho thấy việc nâng cao chất lượng dạy tiếng Anh nói chung và dạy kỹ năng nói tiếng Anh nói riêng cho sinh viên phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp giảng dạy. Tác giả đã dành sự quan tâm bằng cả trách nhiệm chuyên môn, thời gian và sự yêu thích tiếng Anh để triển khai các hoạt động nhằm giúp sinh viên có được cách học nói hiệu quả. Bằng các hoạt động này, sinh viên không chỉ nâng cao kỹ năng nói mà còn bồi đắp được động lực học tập, cũng như xác định rõ hơn lợi ích của việc học tiếng Anh. Qua các hoạt động thực hành nói, sinh viên nhận ra rằng không ai học ngoại ngữ mà không mắc lỗi. Do đó, sinh viên cần tự tin và kiên nhẫn giao tiếp thật nhiều trong cuộc sống thực tế để có thể nâng cao kỹ năng và năng lực ngoại ngữ cho bản thân./.
____________________________________________________________
(1) Bygate M. (1987), Speaking. Oxford University Press
(2) Byrne, D (1986), Teaching Oral English. London. Longman Group UK Limited
(3) Garett Smith (2018) Teaching Speaking in Non-AcademicContexts.https://onlinelibrary. wiley.com/doi/10.1002/9781118784235.eelt0257
(4) Sonca Vo (2020) Evaluating interactional competence in interview and paired discussion tasks: A rater cognition studyhttps://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/tesj.563
(5). Nivja H. de Jong (2020) Teaching Speaking https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/ 9781405198431.wbeal1437.pub2.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 5/2022
Bài liên quan
- Ra mắt sách “Nghĩa nặng tình sâu” của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn
- Nâng cao kỹ năng dạy học lý luận chính trị trong tình hình mới
- Phát huy vai trò của giáo dục gia đình trong giáo dục văn hóa học đường
- Mấy ý kiến về tổ chức dạy học trực tuyến trong trường đại học hiện nay - qua thực tế dạy học các môn khoa học Mác - Lênin
- Những khó khăn và thách thức trong dạy và học trực tuyến
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 37: Thương nhớ Bác!
-
2
Kênh truyền thông Mạch Nguồn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
-
3
Mạch nguồn số 38: Tuổi trẻ với pháp luật
-
4
Mô hình tổ chức đảng trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngân hàng thương mại hiện nay - vấn đề đặt ra và đề xuất
-
5
Gần 2.000 tân sinh viên K43 tham gia “Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên đầu khóa, năm học 2023 - 2024"
-
6
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khai giảng năm học 2023-2024
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mô hình tổ chức đảng trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngân hàng thương mại hiện nay - vấn đề đặt ra và đề xuất
(LLCT&TTĐT) Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), bao gồm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước, là nòng cốt của kinh tế nhà nước, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, giữ vai trò điều tiết thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện những nhiệm vụ chính trị - xã hội quan trọng khác. Với chủ trương đổi mới, sắp xếp lại DNNN của Đảng, cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động, sản xuất, kinh doanh của các DNNN nói chung, trong đó có các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng bước đầu đã có thay đổi. Tuy nhiên, thực tế cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết, nghiên cứu để đổi mới, kiện toàn, sắp xếp lại một cách khoa học và hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn nữa, nhằm đáp ứng và cạnh tranh tốt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ra mắt sách “Nghĩa nặng tình sâu” của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn
Ra mắt sách “Nghĩa nặng tình sâu” của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn
Cuốn sách “Nghĩa nặng tình sâu” dày hơn 200 trang, do Nhà Xuất bản Văn học ấn hành, có thể coi là sự tổng kết cô đọng cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn.
Nâng cao kỹ năng dạy học lý luận chính trị trong tình hình mới
Nâng cao kỹ năng dạy học lý luận chính trị trong tình hình mới
(LLCT&TT) Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị là một trong những giải pháp quan trọng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới. Vì thế, giảng viên lý luận chính trị cần rèn luyện phẩm chất và bản lĩnh chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời phát triển các kỹ năng dạy học cơ bản: kỹ năng chuẩn bị bài giảng, kỹ năng thực hiện bài giảng, kỹ năng đánh giá kết quả học tập lý luận chính trị. Các kỹ năng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong tiến trình dạy học lý luận chính trị. Việc rèn luyện kỹ năng đòi hỏi sự quan tâm, ủng hộ của cơ sở đào tạo và quyết tâm cao độ của giảng viên.
Phát huy vai trò của giáo dục gia đình trong giáo dục văn hóa học đường
Phát huy vai trò của giáo dục gia đình trong giáo dục văn hóa học đường
(LLCT&TT) Sự hình thành nhân cách mỗi cá nhân đều chịu ảnh hưởng của gia đình và nhà trường, rồi được thử thách và trưởng thành nhờ xã hội. Nền tảng giáo dục của gia đình là cần thiết để giáo dục văn hóa học đường tiếp nối, nó tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của giáo dục văn hoá học đường trong nhà trường. Trên cơ sở chỉ ra vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá học đường, bài báo đặt ra một số vấn đề, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp để phát huy hiệu quả vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá học đường ở cấp độ thể chế, chính sách cũng như xây dựng, triển khai một số biện pháp cụ thể.
Đề xuất một số hoạt động cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên
Đề xuất một số hoạt động cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên
(LLCT&TT) Mong muốn lớn nhất của người học ngoại ngữ nói chung và người học tiếng Anh nói riêng đó là có thể giao tiếp thành thạo. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam, người học thường tập trung chủ yếu vào ngữ pháp hơn các kỹ năng khác nên rất thiếu tự tin khi giao tiếp. Với lý do đó, tác giả mong muốn thực hiện một nghiên cứu để chỉ ra thực trạng hoạt động nói tiếng Anh và một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện kỹ năng nói của sinh viên không chuyên ngữ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đồng thời, tác giả đưa ra một số gợi ý thiết thực cho giảng viên trong quá trình giảng dạy. Dữ liệu được thu thập qua các công cụ quan sát, các bài kiểm tra nói và bảng hỏi cho sinh viên.
Bình luận