Ra mắt sách “Nghĩa nặng tình sâu” của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn
Ngày 15/8/2023, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với với Viện Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức ra mắt cuốn sách “Nghĩa nặng tình sâu” và trưng bày chuyên đề, tọa đàm "Nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn: Từ giảng đường đến cuộc đời", với sự tham dự của tác giả; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam qua các thời kỳ; các thế hệ nhà báo và học trò của ông.

Nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn sinh năm 1930, ở huyện Thường Tín, Hà Nội, là một trong những người tham gia đặt nền móng góp phần quan trọng xây dựng đội ngũ giảng dạy nghề báo và cán bộ báo chí các cấp, tạo dựng thương hiệu và uy tín cho một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực báo chí hàng đầu cả nước là Trường Đại học Tuyên giáo (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền).
Ông có 40 năm gắn bó với bục giảng, trong đó có 15 năm đảm nhận cương vị Trưởng khoa Báo chí thời kỳ đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước. Ông đồng thời là tác giả nhiều giáo trình giảng dạy, nhiều tác phẩm sách đã xuất bản có giá trị chuyên sâu về báo chí, dịch thuật, khảo cứu, lịch sử được nhiều đồng nghiệp, học trò coi trọng và ngưỡng mộ.
Cuốn sách “Nghĩa nặng tình sâu” dày hơn 200 trang, do Nhà Xuất bản Văn học ấn hành, có thể coi là sự tổng kết cô đọng cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn.
Cuốn sách gồm 3 tuyến. Tuyến một: Xây dựng giáo trình nghiệp vụ báo chí. Tuyến hai: Tác phẩm báo chí được sử dụng rải rác 60 năm qua. Tuyến ba: Các bản dịch chữ Hán, khám phá cội nguồn dòng Trần Bình chi từ cụ Thủy tổ - thế kỷ XVII. Trong đó, tuyến hai nói về những chuyến đi, quá trình tác nghiệp báo chí, hình thành tác phẩm đã công bố trên các báo đã thể hiện sống động sự nghiệp của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn trong hơn 60 năm cầm bút và những năm tháng ông tham gia giảng dạy.

Nói về cuốn sách, tác giả Trần Bá Lạn cho biết, “Nghĩa nặng tình sâu” được ấp ủ từ năm 2013 - cách đây 10 năm, tuy nhiên lúc đó những công việc khảo cứu của ông còn đang dang dở, cho nên đến 2023 mới được ra mắt. "Đây là sự tổng kết cô đọng cuộc đời và sự nghiệp của tôi, hơn nữa là tình cảm, tâm huyết của tôi với nghề báo, nghề giáo, với đồng nghiệp, với đất nước, với quê hương, gia đình, dòng họ, với thế hệ tương lai", nhà báo Trần Bá Lạn chia sẻ.
Tại lễ ra mắt cuốn sách, các thế hệ nhà báo, đồng nghiệp, học trò của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn bày tỏ niềm kính trọng và yêu mến một người thầy mẫu mực và thông tuệ, đồng thời nêu bật những đóng góp, cống hiến của ông đối với sự nghiệp báo chí, đào tạo báo chí, nghiên cứu văn hóa, lịch sử./.
Nguồn: Bài đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 15/8/2023
Bài liên quan
- Nâng cao kỹ năng dạy học lý luận chính trị trong tình hình mới
- Phát huy vai trò của giáo dục gia đình trong giáo dục văn hóa học đường
- Đề xuất một số hoạt động cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên
- Mấy ý kiến về tổ chức dạy học trực tuyến trong trường đại học hiện nay - qua thực tế dạy học các môn khoa học Mác - Lênin
- Những khó khăn và thách thức trong dạy và học trực tuyến
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 37: Thương nhớ Bác!
-
2
Kênh truyền thông Mạch Nguồn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
-
3
Mạch nguồn số 38: Tuổi trẻ với pháp luật
-
4
Mô hình tổ chức đảng trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngân hàng thương mại hiện nay - vấn đề đặt ra và đề xuất
-
5
Gần 2.000 tân sinh viên K43 tham gia “Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên đầu khóa, năm học 2023 - 2024"
-
6
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khai giảng năm học 2023-2024
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing kỹ thuật số trong thời đại 4.0
(LLCT&TTĐT) Với sự phát triển của công nghệ, các nền tảng truyền thông, marketing kỹ thuật số bắt đầu xuất hiện. Khi marketing kỹ thuật số trở nên phổ biến, marketing truyền thống dần trở thành một lựa chọn thứ cấp cho các doanh nghiệp thời đại mới. Marketing kỹ thuật số cho phép các thương hiệu tiếp cận đối tượng mục tiêu với chi phí thấp hơn cùng tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn. Để có thể áp dụng được marketing kỹ thuật số hiệu quả, người thực hành nghề trước tiên cần hiểu rõ khái niệm, bản chất, vai trò của hoạt động này, từ đó, nắm bắt hiệu quả các xu hướng và vận dụng kịp thời trong các chiến dịch truyền thông, quảng bá.
Ra mắt sách “Nghĩa nặng tình sâu” của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn
Ra mắt sách “Nghĩa nặng tình sâu” của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn
Cuốn sách “Nghĩa nặng tình sâu” dày hơn 200 trang, do Nhà Xuất bản Văn học ấn hành, có thể coi là sự tổng kết cô đọng cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn.
Nâng cao kỹ năng dạy học lý luận chính trị trong tình hình mới
Nâng cao kỹ năng dạy học lý luận chính trị trong tình hình mới
(LLCT&TT) Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị là một trong những giải pháp quan trọng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới. Vì thế, giảng viên lý luận chính trị cần rèn luyện phẩm chất và bản lĩnh chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời phát triển các kỹ năng dạy học cơ bản: kỹ năng chuẩn bị bài giảng, kỹ năng thực hiện bài giảng, kỹ năng đánh giá kết quả học tập lý luận chính trị. Các kỹ năng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong tiến trình dạy học lý luận chính trị. Việc rèn luyện kỹ năng đòi hỏi sự quan tâm, ủng hộ của cơ sở đào tạo và quyết tâm cao độ của giảng viên.
Phát huy vai trò của giáo dục gia đình trong giáo dục văn hóa học đường
Phát huy vai trò của giáo dục gia đình trong giáo dục văn hóa học đường
(LLCT&TT) Sự hình thành nhân cách mỗi cá nhân đều chịu ảnh hưởng của gia đình và nhà trường, rồi được thử thách và trưởng thành nhờ xã hội. Nền tảng giáo dục của gia đình là cần thiết để giáo dục văn hóa học đường tiếp nối, nó tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của giáo dục văn hoá học đường trong nhà trường. Trên cơ sở chỉ ra vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá học đường, bài báo đặt ra một số vấn đề, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp để phát huy hiệu quả vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá học đường ở cấp độ thể chế, chính sách cũng như xây dựng, triển khai một số biện pháp cụ thể.
Đề xuất một số hoạt động cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên
Đề xuất một số hoạt động cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên
(LLCT&TT) Mong muốn lớn nhất của người học ngoại ngữ nói chung và người học tiếng Anh nói riêng đó là có thể giao tiếp thành thạo. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam, người học thường tập trung chủ yếu vào ngữ pháp hơn các kỹ năng khác nên rất thiếu tự tin khi giao tiếp. Với lý do đó, tác giả mong muốn thực hiện một nghiên cứu để chỉ ra thực trạng hoạt động nói tiếng Anh và một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện kỹ năng nói của sinh viên không chuyên ngữ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đồng thời, tác giả đưa ra một số gợi ý thiết thực cho giảng viên trong quá trình giảng dạy. Dữ liệu được thu thập qua các công cụ quan sát, các bài kiểm tra nói và bảng hỏi cho sinh viên.
Bình luận